Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn mẫu 8

Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Hình ảnh
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn Bài làm: Phan Châu Trinh (1872 - 1926) là một nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX. Không chỉ vậy, ông còn sáng tác được nhiều tác phẩm thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng chi sờn dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con” Nhan đề bài thơ là “Đập đá ở Côn Lôn” đã gợi ra cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kỳ, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung...

Mở bài kết bài Quê Hương - Ngữ Văn 8

Hình ảnh
  Mở bài kết bài Quê Hương Ngữ Văn 8 Mở bài trực tiếp Quê Hương        Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Nhưng có một điểm đặc biệt trong thơ ông đó là không mang nặng nỗi đau đời hay sự day dứt, thở than tuyệt vọng với tình yêu như các nhà thơ cùng thời. Vẻ đẹp trong thơ Tế Hanh là vẻ đẹp của những tình cảm bình dị với quê hương đất nước, với những con người chân chất mộc mạc. Tiêu biểu cho phong cách ấy là bài thơ “Quê hương” được tác giả viết năm 1938 khi mới 17 tuổi. Mở bài gián tiếp Quê Hương       Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Đó chính là quê hương nơi chứa đựng những kí ức nhỏ bé mà thân thương, kí ức tuổi thơ đẹp nhất, trân quý nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Và Tế Hanh đã tái hiện những cảm xúc bình dị ấy qua bài thơ “Quê hương” viết về những kỉ niệm về quê hương miền biển với nắng, với gió, với những con người và cuộc sống vất ...

Là người chứng kiến cảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, em hãy kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

 Là người chứng kiến cảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, em hãy kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen Dàn ý 1. Mở bài Giới thiệu mình là cây thông Noel được trang trí trong những ngày Giáng Sinh. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt. 2. Thân bài Đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Khi đang trong phòng thì tôi nghe được tiếng bọn trẻ con hư đốn giấu giày của cô bé bán diêm đáng thương, gầy gò, yếu ớt. Tôi thắc mắc cô bé là ai mà đáng thương đến vậy và được cậu bàn ăn kể về hoàn cảnh khổ cực của cô bé. Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời nhưng không ai quan tâm. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm.. Cô bắt đầu quẹt những que diêm, khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa  bà đừng bỏ lại cô bé. Vừa nói cô vừa vội vàn...

Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

 Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. - Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên 2. Thân bài - Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình - Những hồi tưởng của nhân vật tôi: Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học Khi ngồi trong lớp học ⇒ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên thật tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. 3. Kết bài Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình.

Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

 Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh Dàn ý 1. Mở bài Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Thanh Tịnh. Khái quát nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm. 2. Thân bài Cảm nhận về nội dung: Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường Tâm trạng nhân vật tôi trên con đường tới trường Tâm trạng nhân vật Những kỉ niệm của nhân vật tôi Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường  Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên Cảm nhận về nghệ thuật của tác phẩm 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị tác phẩm Liên hệ, đánh giá: Truyện ngắn “Tôi đi học” làm nên thành công cho nhà văn Thanh Tịnh.

Từ bài "Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

 Từ bài "Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành" Dàn ý: 1. Mở bài:  Giới thiệu vấn đề 2. Thân bài a. Nội dung phép học Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài. Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để hành). => Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước. b. Giải thích Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời. Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày. c. Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Hành mà không học thì hành khôn...

Văn học và tình thương

 Văn học và tình thương Dàn bài 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: - Mối quan hệ giữa văn học và tình thương. - Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như  thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái: Tình yêu với những người thân. Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh. Tình yêu quê hương đất nước… - Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dẫn chứng, phân tích, chứng minh.) 3. Kết bài: Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.

Tuổi trẻ và tương lai đất nước

 Tuổi trẻ và tương lai đất nước Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu vấn đề nghị luận 2.Thân bài: Giải thích ý nghĩa câu nói: Tuổi trẻ là những chủ nhân tương lai đất nước, là chủ nhân của thế giới và là động lực giúp cho xã hội phát triển. Tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ, khó khăn. Câu nói của Bác muốn khẳng định vai trò của thế hệ trẻ với tương lai đất nước.  Vì sao nói tuổi trẻ là tương lai của đất nước Tuổi trẻ luôn dồi dào năng lượng, nhiệt tình sẵn sàng cống hiến hết mình cho quê hương đất nước. Tuổi trẻ là độ tuổi luôn mang trong mình những mơ ước, khát vọng những hoài bão lớn lao.  Người ta thường vẫn nói, “tre già măng mọc”. Tuổi trẻ hôm nay cần làm những gì để làm chủ tương lai đất nước mai sau Ghi nhớ sâu sắc những lời dạy của Bác, cố sức học hành, tích lũy tri thức, mở mang vốn hiểu biết của bản thân. Xác định đúng mục đích học tập, từ đó đưa ra kế hoạch học tập đúng đắn cho bản thân. Mỗi cá nhân phải có tinh thầ...

Câu nói của Macxim Gorki: "hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu nói của Macxim Gorki: "hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?  Dàn bài 1. Mở bài: M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó la nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”.  Đọc sách chính là con đường đi tới tri thức nhanh nhất 2. Thân bài: Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người. Có thể nói, đọc sách là con đường ngắn nhất dẫn con người tới những vùng đất xa xôi, không tưởng sách là con thuyền chở văn hóa, văn minh nhân loại, là một con đường mở mang dân trí Nguồn kiến thức mà sách mang đến cho con người là vô tận Đọc là một chuyện, vận dụng vào đời sống lại là một chuyện khác hãy  vận dụng kiến thức ta có được từ những trang sách vào thực tế sôi động và phong phú ngoài kia. 3. Kết bài: Đọc sách là một công việc bổ ích và lí thú. Hãy “yêu sách”, đọc sách và biến những kiến thức im lặng trên trang sách thành kiến thức hữu dụng trong thực tế.

Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

 Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành" Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu vấn đề: Trong bài "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc). 2.Thân bài: Nội dung phép học Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn. Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.. Giải thích Thế nào là học và hành? Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy. Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày. Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. V...

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ. Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh

 Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ. Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh Dàn bài 1. Mở bài: Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia. Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ’ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này . 2. Thân bài: Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn Tuy là viết theo thể loại chiếu, nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng. Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân. Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời". Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước. Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc T...

Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam

Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam  Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu vật cần thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam 2. Thân bài: Lịch sử, nguồn gốc: Xuất hiện trên mặt trống đồng 2500-3500 TCN Hình dáng chiếc nón: Hình chóp Các nguyên liệu làm nón: Mo nang làm cốt nón Lá cọ để lợp nón Nứa rừng làm vòng nón Dây cước, sợi guột để khâu nón Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí. Quy trình làm nón: Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh. Phân loại: Nón lá có nhiều loại như nón Huế, nón Nghệ An, nón quai thao,… Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây Tác dụng, ý nghĩa: Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ, có thể dùng để múa, làm quà tặng. Ý nghĩa: Hình ảnh chiếc nón đã đi vào thơ ca và là biểu tượ...

Thuyết minh về một giống vật nuôi

Hình ảnh
 Thuyết minh về một giống vật nuôi Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh. 2. Thân bài: Các giống vịt chủ yếu: Vịt đàn: Thân nhỏ, đầu và mỏ thanh tú, lông có nhiều màu. Vịt đàn thường được nuôi thành từng đàn lớn, hàng trăm hay hàng ngàn con. Chúng có sức chịu đựng kham khổ và ít mắc bệnh, kiếm mồi rất giỏi trên đồng ruộng.  Vịt đàn đẻ nhiều, trứng nhỏ nhưng ngon. Thịt vịt đàn được nhiều người ưa thích vì có vị ngọt đậm và thơm.  Vịt bầu: Lớn con hơn vịt đàn, cổ ngắn, chân thấp, lông nhiều màu, dáng đi lạch bạch. Thịt vịt bầu cũng mềm và ngọt nhưng nhiều mỡ hơn vịt đàn.  Vịt siêu thịt: Được nuôi theo kiểu công nghiệp trong chuồng trại, ăn cám hỗn hợp, được theo dõi và tiêm chủng thường xuyên. Trọng lượng của giống vịt này khá lớn Chất lượng thịt đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. 3. Kết bài:  Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.

Giới thiệu một loại hoa hoặc một loại cây

 Giới thiệu một loại hoa hoặc một loại cây Dàn bài 1. Mở bài:  giới thiệu về cây mà em miêu tả. 2. Thân bài: Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm.  Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng.  Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn. 3. Kết bài:  nêu cảm nghĩ của em về cây ấy. Bài văn     Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.     Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi...

Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,...)

Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,...)  Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu thể loại văn bản em thuyết minh. 2. Thân bài: Luật thanh: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát. Tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Về phối thanh: chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Cách gieo vần trong thơ lục bát: Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát: Cách ngắt nhịp: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4. Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể. Người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu...  3. Kết...

Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

 Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó. 2. Thân bài: Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988. Cấu tạo: Bên ngoài: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ,...  Bên trong: có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa,... Quy trình: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối.  Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng. Kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp. Cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi. Cách sử dụng cặp: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình.  Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp. Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch.  Không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người.  Không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi c...

Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến

 Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu chung về đôi dép lốp. 2. Thân bài: Cách chế tạo: Người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép. Phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp. Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ. Về người đầu tiên phát minh, chế tạo ra đôi dép lốp, nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu.  Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa. Trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ. Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu. 3. Kết bài:  Giá trị, tầm quan trọng của đôi dép lốp trong kháng chiến và trong cuộc sống.

Thuyết minh về kính đeo mắt

Thuyết minh về kính đeo mắt  Dàn bài 1. Mở bài:  Giới thiệu chung về kính đeo mắt. 2. Thân bài: Công dụng: Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa. Người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Khi bơi, trượt tuyết, đi xe máy,... kính giúp tránh nước, tuyết, gió, bụi,...  Để tránh nắng chói và gió bụi. Có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Cấu tạo: Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ.  Hình dáng tròng kính phụ thuộc vào hình dáng gọng kính. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh. Một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng.  Cách sử dụng: Không nên đeo loại kính có độ làm sần. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay. Sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Kính áp tròng đư...

Nếu em là bà lão hàng xóm của chị Dậu và chứng kiến toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

 Nếu em là bà lão hàng xóm của chị Dậu và chứng kiến toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Bài làm Làng Đông Xá chúng tôi vào những ngày sưu thuế lúc nào cũng mang không khí căng thẳng ngột ngạt, tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, kêu khóc.. thân phận của những người nông dân thấp cổ bé họng như chúng tôi bị cái chế độ thực dân nửa phong kiến ấy áp bức đã nghèo lại càng thêm cơ cực, đến mức bán vợ đợ con để có tiền mà nộp sưu.. Gia đình chị Dậu là một điển hình cho cảnh cùng cực đến thế. Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì trong hạng cùng đinh nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm yếu cũng bị bọn tay sai lôi ra đánh đập, cùng đường chị phải dứt ruột bán cái Tí- đứa con lớn của chị cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Nhưng chị đâu có ngờ, chị còn phải nộp cả suất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Bao nhiêu cái bất công của cái xã hội ấy như đ...

Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn

 Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Bài làm        Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.         Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay san...

Bài đăng

Món quà sinh nhật

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 - Bài 9: Lẵng quả thông - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 8: Lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu - Kết nối tri thức

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa

Tả cảnh bình minh ở Thành phố